Thứ sáu, 3-5-2024 - 18:8 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Toàn văn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu 

 Thứ ba, 21-7-2015

AsemconnectVietnam - Ngày 29/5, tại Kazakhstan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu, bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan, đã ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu.


Hiệp định này hiện vẫn đang trong quá trình phê chuẩn tại nội bộ mỗi nước và chưa có hiệu lực (dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2016).
1.     Diễn tiến đàm phán FTA Việt Nam - EEU
  • 28/3/2013: FTA Việt Nam – Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan chính thức khởi động đàm phán
  • Tổng cộng có 8 vòng đàm phán chính thức (vòng cuối cùng tại Hà Nội ngày 8-14/12/2014), nhiều vòng không chính thức
  • Ngày 15/12/2014: Hai bên đã ký Tuyên bố chung kết thúc đàm phán
  • Ngày 29/5/2015: Hai bên chính thức ký kết FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á-Âu 
(Ngày 29/5/2014: ba nước Nga, Belarus, Kazakhstan đã thành lập Liên minh Kinh tế Á-Âu thay cho Liên minh thuế quan trước đây, và kết nạp thêm hai thành viên mới là Cộng hòa   Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan).
 




2.     Các nội dung chính của FTA Việt Nam - EEU
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, FTA Việt Nam-EEU bao gồm các Chương chính về Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Công nghệ điện tử trong thương mại, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế.
Đối với các cam kết về hàng hóa, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
Về phía EEU, khu vực này dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi về thuế quan đặc biệt với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thủy sản. Cụ thể, tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, da giày cũng hưởng thuế suất 0%, dệt may có 1 số nhóm hàng cũng giảm thuế 0% còn 1 số khác thì sẽ giảm theo lộ trình 3, 5, 10 năm.
Còn về phía Việt Nam cũng đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho EEU đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Những nội dung về Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Phát triển bền vững... của Hiệp định chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, tạo khung khổ để hai bên có thể xem xét hợp tác sâu hơn khi thấy phù hợp.
3.     Cơ hội từ FTA Việt Nam – EEU đối với doanh nghiệp
Việt Nam hiện đang cùng lúc đàm phán rất nhiều FTA với các đối tác lớn. Mỗi FTA lại đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội khác nhau. Riêng đối với FTA Việt Nam – EEU, doanh nghiệp rất kỳ vọng vào FTA này bởi 3 lý do:
Thứ nhất, EEU trong đó đặc biệt là Nga là một thị trường rộng lớn mà hiện vẫn tương đối đóng với hàng hoá nước ngoài. Dù đã gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình vào Nga vẫn còn là cao, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. FTA Việt Nam - EEU có thể khai thông hàng rào thuế quan cao này.
Thứ hai, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EEU – khu vực này đã từng đàm phán FTA với một số nước nhưng không đạt được tiến triển và bị đình trệ hoặc hủy bỏ. Vì vậy, nếu ký được FTA với khu vực này, hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế đặc biệt.
Cuối cùng, cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và Liên minh hải quan là tương đối bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp nên những tác động bất lợi truyền thống của việc mở cửa thị trường Việt Nam cho đối tác qua FTA sẽ được giảm bớt nhiều.
4.     Thách thức từ FTA Việt Nam - EEU đối với doanh nghiệp
Theo hiệp định này này, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho khoảng 90% các sản phẩm đến từ các nước EEU, đặc biệt là các sản phẩm mà khu vực này có thế mạnh xuất khẩu như chăn nuôi, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, do đó sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đáng kể cho các ngành sản xuất trong nước. Nhưng điều này cũng không quá lo ngại bởi i) thứ nhất, rất nhiều các sản phẩm trong số này Việt Nam không sản xuất được, phải nhập khẩu ii) thứ hai, với các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, thì thực tế ta cũng đã mở cửa theo các FTA đã có, hoặc dự kiến cũng sẽ mở cửa trong các FTA sắp tới rồi, nên tác động đến các doanh nghiệp trong nước của Hiệp định này, nếu có, thì cũng không phải là cú sốc quá lớn.
Ngoài ra, các cơ hội từ cắt giảm thuế quan cũng có thể khó đạt được do rất nhiều những rào cản phi thuế khác như:
  • Yêu cầu về chất lượng sản phẩm tương đối cao, và quan trọng là không thật minh bạch nên rất khó lường.
  • Quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối 5 nước của Liên minh, gây rất nhiều trở ngại cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này
  • Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn khác như ngôn ngữ tiếng Nga không thông dụng hay thiếu thông tin về đối tác bạn hàng hay  cơ chế thanh toán không thuận tiện…mà các doanh nghiệp Việt Nam thực tế gặp phải rất nhiều khi xuất khẩu sang khu vực thị trường này. Mà những rào cản “phi thuế” như thế này thì lại khó có thể giải quyết bằng FTA.
Dưới đây là toàn văn Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu bằng Tiếng Việt:

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25711101185